Về thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh, năm 2020, trường không tuyển được sinh viên ĐH chính quy; hệ vừa làm vừa học tuyển được 816 sinh viên, trong đó khối ngành Kinh doanh và quản lý, Pháp luật tuyển vượt 647 chỉ tiêu (theo thông báo là 100), tương đương vượt 647%,; khối ngành Sức khỏe tuyển vượt 4 chỉ tiêu (theo thông báo là 30), tương đương vượt 13,3%.
Năm 2021, ở hệ vừa làm vừa học, Trường ĐH Trưng Vương cũng tuyển vượt 54 chỉ tiêu (theo thông báo là 108), tương đương vượt 100%.
Năm 2022, ở hệ vừa làm vừa học, Trường tiếp tục tuyển vượt 472 chỉ tiêu (theo thông báo là 64), tương đương vượt 737,5%.
Theo thanh tra, hành vi tuyển sinh không đúng Đề án đã công bố của Trường ĐH Trưng Vương vi phạm quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Đối với trình độ thạc sĩ, năm 2021, ở ngành Luật Kinh tế, Trường ĐH Trưng Vương cũng tuyển sinh vượt chỉ tiêu 163%.
Về chương trình đào tạo, Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết các chương trình đào tạo chưa đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng chưa đảm bảo theo quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong khối ngành sức khỏe.
Đến thời điểm thanh tra, Trường ĐH Trưng Vương chưa thực hiện biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học theo quy định.
Về quản lý hoạt động đào tạo, kiểm tra xác suất hồ sơ cho thấy có lớp ngành Điều dưỡng chính quy, trong một năm học có giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm giảng dạy 31 tín chỉ (91%), giảng viên cơ hữu giảng dạy 3 tín chỉ (9%). Điều này chưa đảm bảo quy định.
Tương tự với chương trình vừa làm vừa học, đoàn thanh tra kiểm tra xác suất hồ sơ đào tạo lớp Điều dưỡng, một số lớp giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm giảng dạy vượt quá quy định về tỷ lệ giảng dạy theo quy định về tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng theo quy định.
Trách nhiệm này, theo Thanh tra Bộ GD-ĐT, thuộc về Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách và các Khoa của trường.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết sẽ lập biên bản vi phạm hành chính đối với các vi phạm của Trường ĐH Trưng Vương, tham mưu Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT ban hành quyết định xử phạt hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật (kể cả các hành vi vi phạm đã hết thời hiệu xử phạt).
Cũng ở một nhóm lớp khác, một phụ huynh cho biết, đến cuối ngày 22/12, đã có 26 em bị đau bụng, nôn ói. Các phụ huynh đã tự đưa con mình đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
“Sự việc nghiêm trọng như vậy mà nhà trường và các ngành chức năng lại thông tin số học sinh bị đau đầu, nôn ói không đúng thực tế. Chúng tôi đề nghị các ngành chức năng cần phải làm rõ số học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm để có biện pháp xử lý”, một phụ huynh bức xúc nói.
Thông tin phụ huynh bức xúc hoàn toàn có cơ sở. Cụ thể, trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, ngoài 4 em học sinh nhập viện từ tối 21 đến sáng 22/12, chiều ngày 22 bệnh viện tiếp nhận thêm 2 bệnh nhi khác của Trường Tiểu học Điện Biên 1.
Ngoài ra, thông tin từ lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa, từ tối 21/12 đến ngày 22/12, bệnh viện tiếp nhận 12 ca là học sinh của Trường Điện Biên 1. Các học sinh nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài, sốt.
Cũng theo lãnh đạo bệnh viện, đến sáng ngày 25/12, vẫn còn 2 em đang điều trị. Một số học sinh được gia đình xin cho về nhà trong ngày 24/12. Hôm nay, các em còn lại sẽ làm thủ tục xuất viện.